Kinh nghiệm học Ielts

Làm thế nào để nâng band điểm Reading IELTS?

LÀM THẾ NÀO KHI MÃI MẮC KẸT Ở BAND 7.0 READING? QUÁ TRÌNH ĐI TỪ 7.0 ĐẾN 8.5 READING CỦA 2K3!

Học viên Phạm Phương Huyền mới đây đã thi IELTS đạt Overall 7.5, trong đó kĩ năng Đọc đạt 8.5. Cô nàng chia sẻ “Trong một thời gian khá dài, em đã mắc kẹt lại ở band 7.0 mà không biết tại sao. Sau khi trao đổi với thầy giáo tại ICE, em đã nhận ra lí do và kịp thời khắc phục bằng cách tạo ra nhiều giải pháp phù hợp với bản thân.” Hãy cùng xem Phương Huyền đã có những giải pháp gì để cải thiện band điểm của mình nhé!

Nắm chắc các phương pháp làm bài của từng dạng trong Reading

Reading gồm nhiều dạng bài có khác nhau như Matching, Multiple Choices, Identifying Information, Short answer question, Sentence Completion… Mỗi dạng bài này yêu cầu các kỹ năng làm bài khác nhau, mà bắt buộc người học cần nắm vững nếu muốn đặt band điểm cao. Bạn nên tham khảo cách làm từ các nguồn và thầy cô uy tín, ngoài ra, bạn cũng có thể rút ra kinh nghiệm từ chính mình qua nhiều lần làm đề.

Chiến lược phân bố thứ tự và thời gian làm bài thông minh

Từ việc hiểu yêu cầu và cách làm của từng dạng trong IELTS Reading, bạn nên phân bố thứ tự và thời gian dành ra cho mỗi dạng bài đọc một cách hợp lý. Việc phân bổ này có ảnh hưởng khá lớn đến thời gian bạn làm một bài Reading, với cách mình phân bố thì trung bình mình sẽ mất 45-50 phút cho cả ba bài đọc.

Theo kinh nghiệm làm bài đọc của mình, những dạng bài cơ bản hay nằm ở Passage 1 còn những dạng bài nâng cao sẽ nằm ở Passage 2 và 3, Passage 2 mình luôn thấy khó khăn nhất, vậy nên thứ tự làm bài của mình sẽ là Passage 1, 3 rồi cuối cùng mới là 2. Trong từng Passage, thứ tự ưu tiên dạng bài của bạn cũng sẽ phải khác nhau.

[caption id="attachment_2116" align="aligncenter" width="730"]Phạm Phương Huyền - Học sinh Chuyên Sư phạm - Đạt 7.5 IELTS Overall Phạm Phương Huyền - Học sinh Chuyên Sư phạm - Đạt 7.5 IELTS Overall[/caption]

Nếu bạn làm theo thứ tự đề bài thì sẽ tốn khá nhiều thời gian vì đề bài không được sắp xếp theo độ khó mà sắp xếp một cách ngẫu nhiên. Mình sẽ ưu tiên làm các dạng bài cơ bản như Short answer question, Sentence completion trước rồi mới đến các dạng trung bình khó như Identifying Information. Cuối cùng là các dạng nâng cao như Matching và Multiple choices. Qua cách làm này, mình thấy các thông tin mà mình tìm được ở các dạng cơ bản có thể được lặp lại khi làm các dạng nâng cao, vậy nên mình không cần tốn thời gian đọc lại văn bản một lần nữa.

7.0 và 8.5 Reading, khác biệt ở đâu?

Mình đã bị mắc kẹt ở band điểm 7.0 Reading trong một khoảng thời gian khá lâu mà không tìm ra nguyên nhân của vấn đề. Mãi đến trước 6 tháng cuối kỳ thi thì mình mới hiểu ra. Khi mình được 7.0 Reading, mình chỉ lướt qua văn bản và tìm theo từ khóa. Khi từ khóa đó xuất hiện trong câu trả lời là mình khoanh mà không hiểu ý nghĩa thực sự của câu hỏi và câu trả lời. Phương pháp này có thể đúng với các câu cơ bản, nhưng đến các câu đánh đố hơn là mình sai thậm tệ. Mình nhận ra để được band điểm cao hơn, mình cần hiểu nghĩa thực sự của văn bản. Việc này ban đầu khá khó vì trước đó mình chỉ quen với việc tìm và khoanh đáp án chứ không hề đọc hiểu văn bản. Và để hiểu được văn bản, mình cần hiểu nghĩa của từ. Vậy là mình đã dành ra riêng một khoảng thời gian chỉ để học từ vựng chứ không làm chuyện gì khác. Sau khi mình hiểu được sự khác biệt giữa 2 band điểm này, mình đã tiến bộ hơn rất nhanh khi chuyển sang làm đề.

Nguồn học từ vựng IELTS Reading uy tín và thú vị

1. Tài liệu truyền thống: sách vở

Mình tìm từ để học trong quyển IELTS Cambridge, vì những từ vựng trong IELTS rất hay lặp đi lặp lại, vậy nên học trong bộ đề của Cambridge mình thấy là đủ. Và các bạn cũng không cần học hết tất cả những từ mình không biết, hãy chọn lọc từ hay ra nhiều trong các bài thi IELTS để học. Để lọc ra được những từ này, mình khuyên bạn nên đọc bộ Boost your vocabulary của thầy Đinh Thắng. Trong quyển này có liệt kê và chọn lọc sẵn các từ vựng hay gặp trong bài thi IELTS xuất hiện trong các bộ đề Cambridge. Ngoài ra, sách còn được thiết kế khá thông minh khi chia giấy thành 3 cột: cột 1 là văn bản gốc tiếng Anh ở sách Cambridge, cột 2 là văn bản dịch nghĩa tiếng Việt (có định vị từ cần học), cột 3 là liệt kê từ cần học và giải nghĩa. Như vậy, bạn sẽ không mất thời gian để tìm từ và tra nghĩa, hơn nữa còn được định hướng chính xác những từ nên học. Bộ tài liệu này hiện đã được xuất bản đến Boost your vocabulary Cambridge IELTS 15 (bản mới nhất), đây là tài liệu hoàn toàn miễn phí, còn có file tải pdf để phục vụ cộng đồng những người đang học IELTS. Thật xịn sò và tiện lợi phải không nào!

Ngoài ra, mình còn học quyển Cambridge Vocabulary for IELTS do tác giả Pauline Cullen biên soạn. Sách chia thành 25 units, trong đó có 20 units dạy từ vựng theo từng chủ đề. Cuối sách sẽ có một list từ vựng của từng Unit. Trước khi học một unit, bạn nên vào list này để học từ vựng trước và luyện tập ở phần bài tập của unit đó nhé. List từ vựng này khá dài, mình khuyên bạn nên chia nhỏ list ra để học tùy theo khả năng học và ghi nhớ của bạn. Mỗi ngày mình học 7 từ, tuy ít và khá mất thời gian để học xong 1 list nhưng mà học ít như vậy sẽ vừa với khả năng học của mình. Đừng ôm đồm học nhiều từ vựng mà qua hôm sau lại không nhớ gì hết nha! Ngoài ra có nhiều từ vựng có thể bạn đã biết thì bạn có thể bỏ qua chúng, nhưng nhớ học kĩ những từ mà mình không biết nha.

Kết hợp cùng 2 bộ sách kể trên, mình còn nhận được tài liệu chuẩn bản quyền của Cambridge khi theo học tại ICE. Trung tâm theo dõi việc làm bài tập của mình khá chặt, không làm là sẽ bị thầy phạt khá nặng huhu. Mình thấy cái hay của sách là do được mua bản quyền của Cambridge nên thông tin trong sách rất chính xác, không bị cóp nhặt rời rạc, vậy nên mình khá yên tâm học theo tài liệu này.

2. Học từ vựng qua các trang mạng xã hội

Ngoài ra, có một số nguồn rất học để học từ vựng đó, chẳng hạn như trên các nền tảng xã hội như Tiktok hay Instagram. Vì các nền tảng này cho phép thời lượng sản phẩm khá ít, vậy nên số lượng từ vựng truyền tải cũng có hạn. Tuy nhiên, mình thấy cách học qua những nền tảng này khá hiệu quả và giúp mình nhớ lâu, nhất là khi nó còn dễ đi vào trí nhớ của mình hơn bởi tính giải trí và hấp dẫn.

3. Làm quen với tiếng Anh từ những thói quen nhỏ nhất

Tra lyrics bài hát

Mình còn có một thói quen là xem lyrics của các bài hát, mình thấy một bài hát hay cần có phần lời sâu sắc. Vậy nên mình hay xem lyrics của các bài hát để hiểu ý nghĩa của chúng, và khi mình không hiểu chỗ nào, mình sẽ đi tìm nghĩa của chúng. Đây là một cách tưởng học mà lại không hề học đó nha!

4. Cài ngôn ngữ của điện thoại là tiếng Anh

Hãy cài ngôn ngữ mặc định của bạn về tiếng Anh! Tần suất sử dụng điện thoại ngày nay của mọi người là rất lớn, vậy nên, nếu bạn tiếp xúc với tiếng Anh cùng với tần suất lớn như vậy, bạn sẽ trở nên quen với tiếng Anh lúc nào không biết đó.

5. Tra cứu tài liệu bằng tiếng Anh

Các trang mạng tìm kiếm luôn mang lại cho chúng ta một nguồn tài nguyên lớn hơn khi tra cứu các tài liệu bằng tiếng Anh, liệu bạn có biết? Vậy nên, khi bạn tra cứu bằng tiếng Anh, bạn không chỉ gián tiếp tiếp xúc với tiếng Anh mà còn có cơ hội tìm được thêm nhiều thông tin nữa đó.

6. Học từ vựng thế nào cho hiệu quả?

Mình đã học từ vựng không hiệu quả thế nào?

Mình đã từng thử nhiều cách học từ vựng, cách ban đầu là chỉ tra nghĩa của từ và viết nghĩa tiếng Việt vào trong sách. Cách học này mình gọi là cách học “mì ăn liền”, tức là nó sẽ giúp mình giải quyết vấn đề về từ vựng trong tức khắc nhưng sẽ không giải quyết được lỗ hổng về từ vựng của mình về lâu dài. Sau khi ghi nghĩa của từ, hầu hết thời gian mình sẽ chỉ biết và để đó chứ không ghi nhớ sâu. Khi mình bắt đầu học IELTS một cách nghiêm túc thì mình mới nhận ra đây không phải là cách học đúng đắn.

7. Học từ vựng bằng flashcard

Mình đã mua các tập flashcard về chỉ để học từ. Mỗi khi gặp từ nào mình không hiểu, mình sẽ ghi từ đó ra bằng bút lông xanh ở chính giữa flashcard, sau đó ghi cách phát âm, loại từ, đếm được hay không đếm được bằng bút đỏ ở phía dưới. Sau đó mình sẽ ghi ví dụ bằng câu sao cho thể hiện rõ nghĩa của từ nhất bằng bút đen ở dưới cùng của flashcard. Ở mặt sau, mình sẽ ghi các từ đồng nghĩa và trái nghĩa, đồng thời cả giải thích nghĩa của từ bằng tiếng Anh ở trên. Mình dùng từ điển Longman hoặc Cambridge để phục vụ cho việc ghi chép flashcard này, mình thấy hai từ điển này khá hữu dụng và đầy đủ tính năng đó.

Mỗi ngày mình sẽ chỉ học tối đa 7 từ thôi, vì sức học của mình không cho phép mình học hơn, nếu mình học hơn thì có khả năng mình sẽ quên ngay những từ đó. Nếu ngày hôm sau mình không nhớ hết 7 từ này thì mình sẽ học lại, học đến bao giờ thuộc thì thôi.

Mình mong là những gì mình chia sẻ có thể giúp mọi người phần nào trong việc học IELTS. Chúc mọi người ôn luyện thật là thành công nhé!

Bình luận “Làm thế nào để nâng band điểm Reading IELTS?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *